Cao răng (vôi răng) là chất lắng cặn rất cứng bám vào bề mặt chân răng hoặc nướu, bao gồm muối vô cơ canxi carbonat, canxi phosphate, phối hợp cùng vụn thức ăn, vi khuẩn, xác chết tế bào... Cao răng được hình thành chỉ khoảng vài phút sau khi ăn, nếu không được làm sạch, các vi khuẩn tại đây sẽ phát triển và gây nên các vấn đề về răng miệng.
Nơi cư ngụ nhiều vi khuẩn tạo acid gây hỏng men răng và gây sâu răng
Tác nhân gây ra bệnh viêm nha chu, tiêu ổ xương răng, lợi mất chỗ bám, lộ chân răng, lung lay răng...
Gây chảy máu, xưng nướu, tuột nướu
Gây ra các bệnh viêm nhiễm trong vùng miệng, họng như viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng...
Gây ê buốt răng khi ăn, gây hôi miệng, khó làm sạch răng
Làm vàng, ố răng, gây mất thẩm mỹ
Đối với các trường hợp vệ sinh răng miệng tốt, men răng tốt, cao răng ít có thể lấy cao răng 6 tháng/lần.
Đối với các trường hợp răng miệng vệ sinh kém, thường xuyên hút thuốc lá, cà phê, bia rượu..., có men răng sần sùi, dễ tụ mảng bám nên lấy cao răng định kỳ 4 tháng/lần.
Trẻ em dưới 10 tuổi có thể lấy cao răng như người lớn.
Người mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu vẫn có thể lấy cao răng và điều trị song hành.
Phụ nữ mang thai vẫn có thể lấy cao răng. Tuy nhiên, việc lấy cao răng nên được thực hiện trong 3 tháng giữa của thai kỳ 4 -5 - 6.
X