Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại răng sứ, được chế tác từ những vật liệu khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết các loại răng sứ và ưu nhược điểm từng loại, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
1. Thông tin các loại răng sứ hiện nay
Cấu tạo của răng sứ gồm 2 phần là lớp ngoài và lớp bên trong (hay còn gọi là lớp sườn). Dựa vào vật liệu chế tác, có thể chia răng sứ thành 5 loại:
1.1. Răng sứ kim loại thường
– Cấu tạo: Lớp ngoài được phủ một lớp sứ trắng, lớp sườn là hợp kim Ni – Cr.
– Ưu điểm:
+ Là loại răng sứ có giá rẻ nhất hiện nay.
+ Có độ cứng và khả khả năng chịu lực vừa phải.
– Nhược điểm:
+ Răng có trọng lượng nặng, gây cảm giác cộm, cấn trong quá trình sử dụng.
+ Lớp sườn bên trong bằng kim loại nên dễ dàng bị oxy hóa sau một thời gian ngắn. Khi đó, cổ răng dần bị đen, gây ảnh hưởng thẩm mỹ nghiêm trọng.
+ Tuổi thọ hạn chế, nếu được chăm sóc đúng cách cũng chỉ giữ được khoảng 5 – 7 năm.
+ Có nguy cơ gây kích ứng cho những người cơ địa nhạy cảm;

1.2.Răng sứ titan
– Cấu tạo: Lớp ngoài được phủ một lớp men sứ, lớp sườn bên trong là hợp kim Titan.
– Ưu điểm:
+ Răng có trọng lượng nhẹ hơn răng sứ kim loại thường nhưng có độ cứng tốt hơn vì lớp ngoài được làm hoàn toàn bằng sứ.
+ Không gây kích ứng trong khoang miệng như răng sứ kim loại thường.
+ Phù hợp với người có buồng tủy lớn, không phù hợp dùng răng sứ toàn phần.
– Nhược điểm:
+ Titan vẫn là kim loại nên răng sứ titan không có màu sắc tự nhiên như răng toàn sứ.
+ Vẫn gây ra hiện tượng đen chân răng, đen viền nướu.
+ Tuổi thọ trung bình khoảng 7 – 10 năm.

1.3.Răng sứ Chrome-Cobalt
– Cấu tạo: Lớp ngoài được phủ sứ trắng, lớp bên trong là hợp kim Chromium và Cobalt, không chứa Niken.
– Ưu điểm:
+ So với răng sứ kim loại thường và răng sứ titan thì răng sứ Chrome-Cobalt an toàn hơn, hạn chế kích ứng và có tính tương thích sinh học cao hơn vì không chứa Niken.
+ Lớp sườn từ hợp kim Chromium và Cobalt nên cứng hơn, có khả năng chịu lực tốt hơn.
+ Lớp sứ bên ngoài có màu sắc tự nhiên hơn.
+ Trọng lượng nhẹ hơn răng sứ kim loại thường và răng sứ titan nên thường được ưu tiên sử dụng làm cầu răng sứ.
+ Tuổi thọ cao, trên 10 năm.
– Nhược điểm:
+ Lớp sườn có Crom là kim loại nên khiến lớp sứ bên ngoài bị đục, không được trong mờ tự nhiên.
+ Sau một thời gian, lớp Chrome vẫn bị oxy hóa, gây đen viền nướu.

1.4. Răng sứ kim loại quý
– Cấu tạo: Lớp ngoài hoàn toàn bằng sứ và lớp sườn bên trong bằng kim loại quý như vàng.
– Ưu điểm:
+ Độ bền cao hơn các loại răng sứ kim loại khác.
+ Kim loại quý có tính sát khuẩn, không bị oxy hóa trong khoang miệng nên không gây đen viền nướu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm.
+ Có độ tương thích cao với cùi răng thật và mô nướu.
– Nhược điểm:
+ Màu sắc kém tự nhiên hơn răng thật do phản quang lớp kim loại bên trong.
+ Chi phí tương đối cao, phụ thuộc lớn vào thời giá của kim loại quý.

1.5. Răng sứ toàn phần
– Cấu tạo: Cả lớp ngoài và lớp sườn bên trong đều được làm bằng sứ nguyên chất.
– Ưu điểm:
+ Khả năng chịu lực tốt, độ cứng và độ đàn hồi cao gấp nhiều lần răng thật, giúp người bệnh thoải mái ăn nhai.
+ Màu sắc tự nhiên, có độ trắng và trong mờ hoàn hảo, tự nhiên như răng thật, kể cả ở nơi nhiều ánh sáng.
+ Được chế tác bởi công nghệ CAD/CAM tân tiến số 1, đem lại hình dáng tự nhiên, chuẩn xác.
+ Tuổi thọ cao nhất trong tất cả các loại răng sứ, lên đến 20 năm. Nếu được chăm sóc tốt, răng toàn sứ có độ bền lên đến trọn đời.
– Nhược điểm:
+ Chi phí cao hơn các loại răng sứ kim loại.
+ Kỹ thuật thao tác phức tạp, đòi hỏi nha khoa phải có bác sĩ giỏi và công nghệ hiện đại.

2. Nên bọc loại răng sứ nào?
Có thể thấy, các loại răng sứ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để lựa chọn loại răng sứ phù hợp, cần dựa vào nhiều tiêu chí như điều kiện tài chính, mục đích và nhu cầu của người bệnh.
Tuy nhiên, nếu có điều kiện, các nha sĩ thường khuyên người bệnh sử dụng răng toàn sứ. Không chỉ bởi độ bền, răng sứ còn là lựa chọn vô cùng an toàn đối với sức khỏe.
Dưới đây là một số dòng răng toàn sứ nổi tiếng, được yêu thích nhất hiện nay:
2.1. Răng sứ Zirconia – Đức/ Mỹ
Độ cứng: 450 – 700 MPa
Độ đàn hồi: >200 GPa
Hiệu ứng màu: 2 lớp trắng ngà, trong mờ
Bảo hành: 5 – 7 năm
2.2. Răng sứ DDBIO
Xuất xứ: Đức
Độ cứng: 950 MPa
Độ đàn hồi: 500 GPa
Hiệu ứng màu: Đa lớp, đa sắc độ, trắng tươi
Bảo hành: 15 năm
2.3. Răng sứ HT Smile
Xuất xứ: H.C. Strack – Đức
Độ cứng: 1400 MPa
Độ đàn hồi: 700 GPa
Hiệu ứng màu sắc: Đa lớp, trắng sáng đa sắc độ
Bảo hành: Trọn đời
2.4. Răng sứ Lava Esthetic
Xuất xứ: 3M – Mỹ
Độ cứng: 1800 MPa
Độ đàn hồi: 950 GPa
Hiệu ứng màu: Đa lớp, siêu trắng trong đa sắc độ
Bảo hành: Trọn đời
2.5 Răng sứ Cercon – Đức
Độ cứng: 950 – 2200 MPa
Độ đàn hồi: 650 – 1250 GPa
Hiệu ứng màu: Đa lớp, trắng trong, tươi sáng tự nhiên
Bảo hành:10 năm – trọn đời

2.6. Răng sứ Orodent – Ý
Xuất xứ: Orodent – Ý
Độ cứng: 1800 – 2000 MPa
Độ đàn hồi: 850 – 1050 GPa
Hiệu ứng màu: Trắng trong, tươi nổi bật nhờ 10% tinh thể kim cương liên kết
Bảo hành: Trọn đời
3. Kết
Có thể nói, bọc răng sứ thẩm mỹ là dịch vụ ngày càng được ưa chọn. Vì vậy, trên trị trường có rất nhiều loại răng sứ ra đời. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại răng sứ phù hợp nhất nhé.

Đừng quên tham khảo địa chỉ bọc răng sứ uy tín như Dentos để có được nụ cười hoàn mỹ và an toàn nhé!