Có thật bọc răng sứ bị hôi miệng?

10/06/2024

Ngày nay, nhiều người muốn thực hiện phương pháp bọc răng sứ để phục hình thẩm mỹ cũng như phục hồi chức năng ăn nhai cho hàm răng. Song, không ít trong số đó lo lắng về vấn đề bọc răng sứ bị hôi miệng. Vậy nguyên nhân gây hôi miệng khi bọc răng sứ là gì và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng Dentos tìm hiểu ngay nhé!

1. Tìm hiểu về kỹ thuật bọc răng sứ

Về bản chất, bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình tiên tiến mà các nha sĩ sử dụng mão răng được chế tác từ các phôi sứ, chụp lên cùi răng thật đã được mài chỉnh trước đó. Kỹ thuật này vừa giúp cải thiện vẻ thẩm mỹ, vừa giúp phục hồi chức năng ăn nhai cho người bọc.

Bọc răng sứ thường được chỉ định đối với các trường hợp:

– Người có răng nhiễm màu do sử dụng tetracyclin hoặc các thực phẩm có màu như trà, cà phê…

– Người có dáng răng xấu như răng khấp khểnh, xô lệch, hô móm, sứt mẻ, thưa, hở kẽ...

– Người bị sâu răng hoặc đã điều trị tủy.

- Người từng làm răng sứ nhưng răng đã bị hỏng, mòn.

Bọc răng sứ là kỹ thuật vừa giúp phục hình thẩm mỹ, vừa giúp phục hồi chức năng ăn nhai

2. Tìm hiểu về hiện tượng bọc răng sứ bị hôi miệng

2.1. Có thật bọc răng sứ có bị hôi miệng không?

Trên thực tế, các chuyên gia và các bác sĩ khẳng định bọc răng sứ sẽ không gây hôi miệng nếu:

– Sử dụng các sản phẩm răng sứ toàn phần cao cấp, chính hãng;

– Được thực hiện đúng chỉ định, đúng quy trình và đảm bảo các thao tác chuẩn xác, đúng kỹ thuật;

– Được thực hiện bởi các nha sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm và có sự hỗ trợ từ các trang thiết bị hiện đại.

– Được chăm sóc đúng cách sau khi bọc răng sứ như: Dinh dưỡng phù hợp, vệ sinh khoa học và tái khám định kỳ 6 tháng/ lần đều đặn.

Trên thực tế, bọc răng sứ đúng kỹ thuật sẽ không gây hôi miệng

2.2. Những nguyên nhân gây hôi miệng khi làm răng bọc sứ

Tình trạng hôi miệng do bọc sứ không phải hiếm gặp. Hiện tượng này có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân:

– Khách hàng sử dụng răng sứ kim loại hoặc răng sứ kém chất lượng, không có khả năng chống mài mòn, dễ bị oxy hóa ở môi trường trong miệng, dễ bị tác động bởi nước bọt, vi khuẩn… gây mùi hôi khó chịu;

– Bác sĩ thiếu kinh nghiệm, thực hiện kỹ thuật thiếu chuẩn xác, dẫn đến tình trạng mão răng không sát khít, hở chân răng. Trải qua một thời gian, việc ăn uống khiến các vụn thức ăn đọng lại, tích tụ lâu ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây hôi miệng;

– Sau bọc sứ không có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp. Đặc biệt, vệ sinh không đúng cách, không dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám, không khám và cạo vôi răng định kỳ… tất cả những yếu tố này tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, không chỉ gây hôi miệng mà còn có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng…

– Một số trường hợp mắc các bệnh răng miệng từ trước nhưng không được điều trị triệt để, khi bọc sứ không chỉ gây hôi miệng mà còn khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

– Răng sứ bị tác động vật lý, dẫn đến sứt mẻ, nứt gãy… cũng khiến thức ăn đọng lại và gây mùi khó chịu.

– Ngoài ra, một số nguyên nhân gây hôi miệng khác là các bệnh lý như dạ dày, tiêu hóa, nhiệt miệng, khô miệng, viêm amidan, viêm xoang…

Sử dụng răng sứ kim loại có thể là nguyên nhân gây hôi miệng

3. Làm sao để khắc phục tình trạng hôi miệng khi bọc sứ?

3.1. Những điều nên làm để ngăn ngừa hôi miệng khi bọc răng sứ

– Chọn răng sứ toàn phần chính hãng, chất lượng, có cấu tạo 100% sứ, có khả năng kháng khuẩn và chống bám dính, hạn chế oxy hóa và ngăn ngừa hôi miệng, cũng như các bệnh răng miệng. Bạn có thể tham khảo các dòng răng sứ cao cấp như răng sứ Orodent, Lava Esthetic, Cercon ht, Zirconia, DDBio...

– Chọn cơ sở nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại, giúp quá trình bọc sứ diễn ra suôn sẻ, chuẩn xác, đúng kỹ thuật.

– Đánh răng và vệ sinh mặt lưỡi với bàn chải có lông mềm cùng kem đánh răng chuyên dụng để làm sạch răng, lưỡi mà không gây tổn thương nướu.

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước cùng dung dịch có tính sát khuẩn nhẹ (nước muối sinh lý) để loại bỏ thức ăn thừa và làm sạch khoang miệng.

– Thay bàn chải 3 tháng 1 lần để ngăn vi khuẩn tích tụ, hạn chế các bệnh lý răng miệng.

– Ăn thực phẩm mềm, lỏng trong khoảng một vài ngày đầu để phần răng sứ được ổn định trên cung răng.

– Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi và thực phẩm giàu canxi để tăng đề kháng, hạn chế các bệnh viêm nhiễm và giúp răng chắc khỏe.

– Sử dụng dụng cụ bảo vệ răng khi ngủ, tránh trường hợp nghiến răng gây sứt, mẻ, sai lệch khớp cắn…

– Kiểm tra răng miệng và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng một lần.

Bọc răng sứ tại Dentos không gây hôi miệng

3.2. Những điều không nên làm để ngăn ngừa hôi miệng khi bọc răng sứ

– Chọn răng sứ kim loại hoặc răng sứ kém chất lượng.

– Thực hiện bọc răng sứ ở những cơ sở nha khoa kém uy tín.

– Dùng tăm xỉa răng vì gây thưa răng, tổn thương nướu…

– Ăn thực phẩm quá cứng hoặc quá dai vì có nguy cơ làm vỡ răng, sứt mẻ răng sứ.

– Ăn nhiều các thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn  xâm nhập và phát triển, phá hủy cấu trúc men răng tự nhiên.

Hy vọng những thông tin Dentos chia sẻ trên đây đã phần nào giúp giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng. Đừng quên liên hệ hoặc tới trực tiếp các cơ sở của Dentos để được lắng nghe tư vấn chi tiết, bạn nhé!

Xem thêm:

Nhìn dáng răng sang, đoán người Phú Quý

Một nụ cười thiết kế chuẩn nhân tướng không chỉ khiến gương mặt trẻ trung, mà còn đem đến may mắn và những điều viên mãn, phú quý về sau.

>> Xem ngay

Kinh Nghiệm Làm Đẹp
Kinh Nghiệm Làm Đẹp

Nhìn dáng răng sang, đoán người Phú Quý

Một nụ cười thiết kế chuẩn nhân tướng không chỉ khiến gương mặt trẻ trung, mà còn đem đến may mắn và những điều viên mãn, phú quý về sau.

>> Xem ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

[Trọn Gói 16 Răng Toàn Sứ Đức Chính Hãng]

Giảm 40% - Chỉ còn 24 triệu đồng

Thẻ bảo hành chính hãng + 5 năm bảo hành tại DENTOS

Bảo hành trọn đời sức khỏe nụ cười cho tất cả Khách hàng



X

x