Mão răng là gì? Mão răng có mấy loại? Khi nào nên bọc mão răng?
Khi bắt đầu tìm hiểu về phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc như mão răng là gì, có mấy loại, khi nào thì nên sử dụng mão răng sứ… Để giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp làm đẹp này, hãy cùng nha khoa Dentos tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Mão răng là gì?
Mão răng là sản phẩm được làm từ các vật liệu như sứ, kim loại, titan… có vai trò như một chiếc mũ, bọc lấy phần chân răng đã được mài chỉnh để phục hồi chức năng nhai của răng và cải thiện tính thẩm mỹ cho nụ cười của người sử dụng.
2. Mão răng có mấy loại?
Mão răng được chia thành 6 loại với cấu tạo và ưu/nhược điểm khác nhau. Cụ thể:
2.1. Mão răng thép không gỉ
Mão răng thép không gỉ là giải pháp tạm thời cho các trường hợp cần bảo vệ răng hoặc lớp trám trong khi chờ mão được làm bằng chất liệu khác hoàn thành. Ưu điểm của sản phẩm này chính là giá thành rẻ, được đúc sẵn, không yêu cầu thăm khám thường xuyên, chi phí rẻ. Tuy nhiên, độ bền và tính thẩm mỹ lại không cao.
2.2. Mão răng kim loại
Được cấu tạo từ hợp kim vàng, bạch kim hoặc mạ hợp kim bên ngoài…, mão răng kim loại chịu được lực cắn, ăn nhai tốt và có tuổi thọ cao, hiếm khi bị sứt, mẻ. Do đó, mão răng kim loại được khuyến cáo tốt nhất nên dùng cho các trụ implant cho răng hàm bởi độ cứng, độ chịu lực và độ bền cao, đồng thời tương thích tốt với trụ.
2.3. Mão sứ Titan
Mão sứ Titan có phần sườn được làm bằng titan và phủ một lớp sứ bên ngoài có màu sắc tương đối giống với răng thật. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, phần kim loại dễ bị oxy hoá trong môi trường khoang miệng và gây đen viền nướu, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của răng.
2.4. Mão răng nhựa
Mão răng nhựa có giá thành “siêu rẻ” và dễ vỡ hơn so với mão răng sứ kim loại. Mão răng nhựa chỉ được sử dụng như răng tạm trong thời gian dùng ngắn từ 3 - 10 ngày, sau đó phải được thay thế bởi loại mão răng sứ khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh được những tác động tiêu cực tới chân răng và nướu lợi của người sử dụng.
2.5. Mão răng toàn sứ
Là loại răng sứ được cấu tạo 100% từ sứ nguyên khối, mão răng toàn sứ có màu sắc tự nhiên, gần với răng thật nhất, độ bền cao, an toàn, lành tính với người sử dụng, có thể sử dụng ở mọi vị trí. Tuy nhiên, giá thành của sản phẩm này khá cao so với các sản phẩm khác, đồng thời, không phải nha khoa nào cũng có thể thực hiện phương pháp này bởi răng toàn sứ cần được chế tác tại các phòng lab công nghệ cao để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
2.6. Mão răng tạm thời
Mão răng tạm thời làm từ nhựa acrylic hoặc thép không gỉ, được sử dụng như một giải pháp tạm thời trong khi mão răng được chế tác tại phòng lab, đáp ứng tiêu chí nhanh, có sẵn và hiệu quả tạm thời. Tuy nhiên, sản phẩm không thể dùng lâu dài và không phù hợp với từng khách hàng cụ thể.
3. Khi nào nên bọc mão răng?
Bạn nên bọc mão răng trong các trường hợp sau:
- Răng sâu, răng điều trị tuỷ: bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và bảo tồn chân răng tối đa.
- Răng bị nhiễm màu nặng: răng bị ố vàng, không đều màu, không thể cải thiện bằng phương pháp tẩy trắng răng thông thường.
- Dáng răng xấu: trường hợp răng không đều, răng hô, móm, thưa, hở kẽ răng…
- Răng sứ cũ bị hỏng, gây viêm lợi, đen viền nướu.
- Bọc răng sứ sau khi đã cấy trụ Implant hoặc làm cầu răng: giúp phục hồi về mặt thẩm mỹ đối với răng bị mất.
4. Bọc mão răng toàn sứ ở đâu chất lượng?
Một địa chỉ bọc mão răng toàn sứ uy tín, chất lượng hàng đầu tại TP.HCM được nhiều khách hàng tin dùng và giới thiệu đó chính là nha khoa Dentos.
Nha khoa Dentos là TOP 1 Nha khoa có sản lượng tiêu thụ răng sứ chính hãng được bình chọn bởi Dentsply Sirona - Tập đoàn SX và cung ứng giải pháp nha khoa lớn nhất Thế giới & Orodent - Thương hiệu răng sứ an toàn nhất Thế giới. Với 3 chi nhánh trên khắp TPHCM, nha khoa Dentos đã thành công kiến tạo 8000+ nụ cười mỗi năm với các sản phẩm răng sứ đa dạng (răng sứ Zirconia, Cercon ht, Orodent, Lava...), cùng mức giá phải chăng, dịch vụ hậu mãi chu đáo… Nha khoa Dentos hứa hẹn là điểm đến tin cậy cho nụ cười hoàn mỹ của bạn!
Trên đây là toàn bộ thông tin về mão răng là gì, có bao nhiêu loại và khi nào nên sử dụng mão răng. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích khi tìm hiểu về phương pháp làm đẹp này.
Xem thêm: