So sánh các loại răng sứ kim loại, titan, Chrome-Cobalt, Zirconia & Veneer
Răng sứ (mão sứ) là một loại răng giả bằng sứ có hình dáng, màu sắc và kích thước tương tự với răng thật cùng phần ruột rỗng bên trong. Khi phục hình, nha sĩ sẽ mài chỉnh răng thật và chụp/dán mão sứ lên trên để cải thiện thẩm mỹ cũng như chức năng của răng.
Có nhiều loại răng sứ phổ biến được sử dụng, bao gồm răng sứ kim loại, titan, Chrom-Cobalt, Zirconia và mặt dán Veneer, mỗi loại đều sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về răng sứ, hãy cùng nha khoa Dentos so sánh các loại răng sứ này nhé!
1. So sánh các loại răng sứ hiện nay
Khi so sánh các loại răng sứ, điểm giống nhau của chúng là hầu như đều có cấu trúc gồm hai phần chính: phần khung sườn và lớp phủ sứ thẩm mỹ bên ngoài (riêng mặt dán Veneer được cấu tạo hoàn toàn từ sứ). Qua đó, chất liệu của lớp sườn bên trong chính là yếu tố quyết định sự khác biệt của các loại răng sứ. Cụ thể điểm khác nhau khi so sánh các loại răng sứ là:
1.1. Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại có lớp sườn được làm từ hợp kim Ni - Cr (kim loại thường) hoặc các kim loại quý như vàng, platinum….
Đối với răng sứ kim loại thường, ưu điểm của chúng là giá thành rẻ, phù hợp với đại đa số nhu cầu của người tiêu dùng, đi cùng độ cứng và khả năng chịu lực vừa phải. Tuy nhiên, mão răng khá dày và răng sứ có trọng lượng khá nặng, phải mài răng nhiều, đồng thời gây cảm giác cộm, cấn trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, lớp sườn bên trong dễ bị oxi hoá sau một thời gian ngắn, gây đen viền nướu, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của răng. Răng sứ kim loại thường có độ bền chỉ từ 5 - 7 năm.
Đối với răng sứ kim loại quý, ưu điểm của sản phẩm này chính là độ bền cao hơn răng sứ kim loại thường, không bị oxi hoá trong môi trường khoang miệng và khả năng tương thích cao với khoang miệng. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra tương đối cao và màu sắc không được tự nhiên như răng thật do phản quang của lớp kim loại bên trong.
1.2. Răng sứ Titan
Răng sứ Titan có lớp sườn bên trong được làm từ hợp kim Niken-Crom-Titan. Khi so sánh các loại răng sứ Titan và kim loại, Titan có trọng lượng nhẹ hơn, độ cứng tốt hơn, khả năng tương thích sinh học cao hơn… Tuy nhiên, màu sắc vẫn không tự nhiên như răng toàn sứ và vẫn gây ra tình trạng đen viền nướu.
1.3. Răng sứ Chrome - Cobalt
Răng sứ Chrome - Cobalt có cấu tạo khung sườn từ Chrom và Cobalt, không chứa Niken. Do đó, khi so sánh các loại răng sứ, răng sứ Chrome - Cobalt an toàn hơn và có khả năng tương thích cao hơn răng sứ kim loại, Titan. Đồng thời, khả năng chịu lực, màu sắc cũng tự nhiên hơn với độ bền lên tới 10 năm. Tuy nhiên, do có chứa thành phần Chrome nên lớp sứ bên ngoài bị đục, không tự nhiên và vẫn gây đen viền nướu sau một thời gian sử dụng.
1.4. Răng toàn sứ Zirconia
Khi so sánh các loại răng sứ, răng toàn sứ Zirconia là sản phẩm duy nhất được cấu tạo 100% từ khối sứ nguyên chất cho khả năng chịu lực tốt, độ đàn hồi cao và màu sắc tự nhiên như răng thật. Bên cạnh đó, răng toàn sứ có thành phục hình mỏng giúp hạn chế mài mô răng, an toàn, lành tính, không gây kích ứng… với tuổi thọ lên tới 15 - 20 năm hoặc trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, giá thành của răng toàn sứ lại cao hơn răng sứ kim loại và yêu cầu nhiều kỹ thuật thao tác phức tạp, đòi hỏi nha sĩ phải có chuyên môn cao mới có thể thực hiện được.
1.5. Mặt dán sứ Veneer
Mặt dán sứ Veneer là kỹ thuật phục hỉnh răng tiên tiến nhất được ứng dụng hiện nay. Với ưu điểm sở hữu tính thẩm mỹ cao, kích thước rất mỏng chỉ từ 0.3 - 0.5mm, miếng dán sứ Veneer giúp người dùng bảo toàn tối đa răng tự nhiên mà vẫn có thể ăn nhai thoải mái, không đau không ê buốt, cùng độ bền lên tới 10 năm nếu được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, tương tự khi so sánh các loại răng sứ với răng toàn sứ, dán sứ Veneer cũng yêu cầu kỹ thuật phức tạp, cần được thực hiện bởi nha sĩ có tay nghề cao và không phải ai cũng có thể thực hiện dán mặt sứ Veneer.
2. Đâu là lựa chọn tốt trong các loại răng sứ hiện nay?
Tuỳ thuộc vào tình trạng răng và nhu cầu, ngân sách của mỗi người mà có thể lựa chọn loại răng sứ phù hợp sau khi đã cân nhắc, so sánh các loại răng sứ một cách tối ưu. Tuy nhiên, các nha sĩ Dentos khuyên rằng, bạn nên lựa chọn răng toàn sứ Zirconia nếu răng bị khuyết điểm, hư hỏng nặng, hoặc sử dụng mặt dán sứ Veneer nếu nhu cầu của bạn chỉ là cải thiện tính thẩm mỹ cho nụ cười khi răng bị khiếm khuyết nhẹ về kích thước, hình dáng.
3. Bảng giá răng sứ mới nhất tại nha khoa Dentos
Nếu bạn quan tâm đến giá cả của các loại răng toàn sứ Zirconia và mặt dán sứ Veneer, bạn có thể tham khảo bảng giá niêm yết chi tiết tại nha khoa Dentos như sau:
So sánh các loại răng sứ tại nha khoa Dentos về giá | Giá niêm yết |
Zirconia HT | 2.500.000đ/răng |
Zirconia ML | 3.000.000đ/răng |
DDBio | 6.000.000đ/răng |
Cercon | 4.000.000đ/răng |
Cercon ht | 7.000.000đ/răng |
HT Smile | 8.000.000đ/răng |
Lava Esthetic | 12.000.000đ/răng |
Orodent White Matt | 10.000.000đ/răng |
Orodent High Translucent | 12.000.000đ/răng |
Orodent Bleach | 15.000.000đ/răng |
Cercon ht ML | 15.000.000đ/răng |
Veneer Zirconia | 6.000.000đ/răng |
Veneer Emax | 9.000.000đ/răng |
Veneer Emax Press | 11.000.000đ/răng |
Veneer Lisi Press | 16.000.000đ/răng |
Bảng giá trên chưa bao gồm chi phí điều trị bệnh lý (nếu có) và các chương trình ưu đãi lên tới 50% từ nha khoa Dentos. Để biết được thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ tới nha khoa Dentos để được tư vấn và giải đáp chính xác.
Chia sẻ của người đẹp Mym Trần về trải nghiệm làm răng sứ tại nha khoa Dentos
Nha khoa Dentos tự hào được bình chọn là TOP 1 nha khoa có sản lượng tiêu thụ răng sứ Orodent & Cercon chính hãng tại Việt Nam. Trải qua, hành trình phục vụ hơn 30.000 khách hàng và kiến tạo hơn 8.000 nụ cười đẹp mỗi năm, nha khoa Dentos chính là địa điểm uy tín để bạn gửi gắm niềm tin cho nụ cười của mình. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ tận tình và nhanh chóng nhất!
Xem thêm: