Bọc răng sứ hay làm răng sứ là phương pháp phục hình nha khoa vô cùng phổ biến. Phương pháp này có vai trò to lớn trong cả việc phục hình thẩm mỹ và chức năng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, vẫn có một số trường hợp không nên bọc răng sứ. Cùng Dentos tìm hiểu xem đó là những trường hợp nào nhé.
1. Khái quát về bọc răng sứ
1.1. Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa quen thuộc, vô cùng đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Chỉ từ 3 – 5 ngày, tùy vào tay nghề của bác sĩ và tình trạng răng của người bệnh, quá trình bọc răng sứ sẽ hoàn tất.
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát xem người bệnh có đủ điều kiện bọc răng sứ không. Nếu đủ điều kiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, mài cùi răng thật và gắn răng tạm. Tất cả các thao tác này sẽ được thực hiện ở buổi hẹn đầu tiên.
Khoảng 2 – 3 ngày, sau khi chế tác xong mão răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành lắp răng sứ cho người bệnh. Để có được hàm răng tương thích, hoàn hảo và tự nhiên, đòi hỏi các yếu tố:
– Bác sĩ giỏi, có tay nghề, kinh nghiệm và thẩm mỹ;
– Chất lượng răng sứ;
– Các loại thiết bị và công nghệ hiện đại;

1.2. Ưu điểm của bọc răng sứ
Phương pháp này có khả năng khắc phục tất cả các khuyết điểm của răng, từ màu sắc đến hình dáng:
– Răng nhiễm màu, xỉn vàng…
– Răng sứ mẻ
– Răng hô, móm, mọc khấp khểnh, xô lệch…
– Răng mọc thưa
– Răng sâu, điều trị tủy…
2. Tìm hiểu các trường hợp không nên bọc răng sứ
Với những ưu điểm vượt trội như trên, bọc răng sứ được rất nhiều bác sĩ và người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên, bọc răng sứ không được khuyến khích với những trường hợp sau:
2.1. Hô, móm, sai lệch khớp cắn nghiêm trọng là trường hợp không nên bọc sứ
Đối với những người có tình trạng sai khớp cắn nghiêm trọng, đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện mài cùi răng rất nhiều để thay đổi dáng răng. Việc mài cùi răng quá nhiều, xâm lấn quá sâu vừa làm tổn thương cấu trúc răng, vừa gây ảnh hưởng tủy răng.
Ngoài ra, bọc sứ có khả năng khắc phục hô, móm do dáng răng. Trường hợp bị hô, móm do cấu trúc xương hàm thì cần có giải pháp chỉnh nha phù hợp như niềng răng hoặc phẫu thuật xương hàm. Bởi lẽ, bọc răng sứ là kỹ thuật chỉ tác động đến cùi răng, giúp thay đổi màu sắc và dáng răng, chứ không can thiệp hay tác động đến xương hàm.
Khi đó, niềng răng chỉnh nha là lựa chọn tối ưu và an toàn hoặc làm răng sứ.

2.2. Răng quá nhạy cảm
Như đã chia sẻ, mài cùi răng là một trong những kỹ thuật bắt buộc khi bọc răng sứ. Việc mài răng sẽ không gây ảnh hưởng gì đối với người có răng chắc khỏe. Tuy nhiên, với người có răng nhạy cảm sẽ không tránh khỏi tình trạng ê buốt. Hơn nữa, mài răng sẽ khiến răng yếu đi và làm cho tình trạng răng nhạy cảm trở nên nghiêm trọng hơn.
2.3. Răng có bệnh lý
Những người bị răng sâu nghiêm trọng, tủy răng bị hoại tử đều không nên bọc răng sứ. Bởi khi đó, răng đã quá yếu, không còn đủ “sức” để chống đỡ mão răng sứ. Hơn nữa, răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng đến khoảng sinh học, hay còn gọi là chiều cao bám dính của biểu mô. Khi vi phạm khoảng sinh học, rất dễ gây tiêu xương, tụt lợi… Vì vậy, giải pháp cho những trường hợp này là cần phải điều trị dứt điểm bệnh lý trước khi tiến hành bọc sứ.

2.4. Răng lung lay
Răng sữa mất đi thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Nhưng răng vĩnh viễn mất đi sẽ không có răng mới thay thế. Đồng nghĩa rằng, răng vĩnh viễn bị lung lay chính là báo hiệu rằng chân răng không còn chắc chắn và chiếc răng đó không thể sử dụng được nữa. Vì thế, việc mài răng hay chụp mão sứ đều khiến cho răng yếu hơn. Giải pháp cho trường hợp này là nhổ bỏ răng cũ và trồng răng mới hoặc làm cầu răng sứ mới có thể cải thiện chức năng ăn nhai.
2.5. Chỉ còn chân răng
Về nguyên lý, bọc răng sứ là kỹ thuật chế tác một mão răng sứ mới, chụp lên cùi răng thật đã được mài nhỏ. Vì thế, nếu người bệnh có răng bị gãy hoặc vỡ hết cùi răng, chỉ còn chân răng thì không đủ điều kiện bọc sứ. Lời khuyên cho trường hợp này là làm cầu răng sứ hoặc nhổ bỏ chân răng cũ, tiến hành trồng răng implant.
2.6. Người có bệnh lý mãn tính cũng thuộc một trong những trường hợp không nên bọc răng sứ
Một số bệnh lý mãn tính như tim mạch, máu khó đông, động kinh… tuyệt đối không nên bọc răng sứ. Bởi như đã chia sẻ, quá trình thực hiện bọc răng sứ bắt buộc phải gây tê, mài cùi… Đây đều là những thủ thuật gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Không chỉ làm bệnh lý có sẵn trở nên nghiêm trọng mà còn có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
2.7. Các trường hợp đặc biệt
– Phụ nữ mang thai: Rất nhiều bà bầu thắc mắc có được làm răng sứ được không. Tuy nhiên, cơ thể phụ nữ trong thời kỳ mang bầu rất nhạy cảm. Vì thế, nếu có quyết định bọc răng sứ, các bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa nhé.
– Trẻ em dưới 17 tuổi: Dưới 17 tuổi, răng trẻ còn yếu nên việc mài cùi răng sẽ gây ảnh hưởng đến tủy răng. Hơn nữa, trẻ quá nhỏ, cung hàm chưa phát triển hết, việc bọc sứ có thể không đạt được kết quả như ý muốn.

3. Kết
Có thể nói, ngày càng có nhiều người quan tâm và muốn làm răng sứ. Tuy nhiên, để đảm bảo thẩm mỹ và an toàn sức khỏe, các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi không phải ai cũng đủ điều kiện bọc răng sứ.
Bên cạnh việc nắm rõ các trường hợp nên và không nên bọc sứ, việc chọn địa chỉ nha khoa uy tín để bọc răng sứ cũng là điều vô cùng quan trọng. Dentos tự hào là địa chỉ được hàng nghìn khách hàng tin chọn mỗi năm. Vì thế, đừng ngại ngần, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé!