Nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị đau và cách khắc phục

10/04/2024

Bọc răng sứ là giải pháp phục hình thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để cải thiện nụ cười. Tuy nhiên, một số trường hợp gặp phải tình trạng răng bọc sứ bị đau sau khi thực hiện kỹ thuật này. Vậy nguyên nhân gây đau nhức cho răng sứ là gì? Làm sao để khắc phục? Hãy cùng Dentos đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Những nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị đau

Quy trình bọc răng sứ diễn ra thường chỉ sau 2 lần hẹn và kéo dài trong 3 - 5 ngày. Thông thường, bạn sẽ chỉ cảm ấy ê nhẹ vào ngày đầu do thuốc tê hoặc do các dụng cụ nha khoa tác động đến răng. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài không lâu mà sẽ tự thuyên giảm sau vài giờ. Vậy điều gì khiến răng bọc sứ bị đau nhức kéo dài? Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là:

- Chân răng yếu: Nền răng không đảm bảo điều kiện để bọc sứ, nhưng nha sĩ thiếu cẩn trọng trong việc kiểm tra tổng quát, và thực hiện bọc sứ trên những răng này sẽ khiến bệnh nhân bị đau buốt kéo dài về sau.

- Nướu chưa kịp thích nghi: Sau khi lắp mão sứ, nướu của bạn sẽ nhạy cảm hơn nên có thể xuất hiện cảm giác đau nhức, tình trạng này thường mất một khoảng thời gian để nướu thích nghi với mão sứ.

- Bệnh lý về răng chưa được điều trị triệt để: Răng bọc sứ bị đau là điều hiển nhiên nếu răng sâu, viêm tủy mà không được xử lý hoàn toàn. Về lâu dài, khu vực đang có bệnh lý sẽ sưng tấy kéo dài khiến bệnh nhân khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây suy nhược cơ thể và thậm chí phải nhổ bỏ răng.

Răng bọc sứ bị đau là điều hiển nhiên nếu răng sâu, viêm tủy mà không được xử lý hoàn toàn

- Nha sĩ mài nhiều men răng hoặc lắp răng chưa chuẩn: Nha sĩ thiếu kinh nghiệm dẫn đến mài răng sai tỷ lệ làm lộ ngà răng, nên răng sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Ngoài ra, răng sứ được chế tác không đảm bảo độ khít sát, thao tác lắp răng chưa chuẩn cũng dễ khiến răng bọc sứ bị đau do cộm cấn trong lúc ăn nhai, cũng như thức ăn bám lại rất khó vệ sinh, dẫn đến viêm.

Tại Dentos, đội ngũ nha sĩ có tay nghề cao của chúng tôi dưới sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến (như máy chụp X-Quang CT Cone Beam kết hợp AI, công nghệ thiết kế nụ cười DSD 3D, hệ thống CAD/CAM chế tác răng sứ) luôn cố gắng bảo tồn tối đa chân răng cho khách hàng, cũng như đảm bảo quy trình bọc răng sứ chính xác tuyệt đối, từ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ răng bọc sứ bị đau.

- Lệch khớp cắn: Quá trình nắn chỉnh khớp cắn thiếu chính xác làm răng sứ bị lệch, nếu không xử lý kịp thời thì không chỉ khiến răng bọc sứ bị đau và ê buốt, mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật của bạn về sau.

- Chất liệu làm răng sứ kém chất lượng: Mão răng sứ được chế tác từ vật liệu không rõ nguồn gốc sẽ không đảm bảo tính dẫn nhiệt, làm ảnh hưởng xấu đến cùi răng bên trong.

- Chế độ ăn uống chưa phù hợp: Thói quen ăn nhai sau phục hình răng sứ cần được điều chỉnh, vì nếu bạn thường xuyên sử dụng thực phẩm quá dai/cứng, hoặc quá nóng/lạnh sẽ khiến răng bọc sứ bị đau nhức.

Thói quen ăn nhai sau phục hình răng sứ cần được điều chỉnh

- Thói quen sinh hoạt xấu: Bệnh nhân bị ngủ nghiến răng được khuyến cáo không nên bọc sứ. Nếu đã làm răng sứ mà bạn vẫn duy trì thói quen nghiến răng thì sẽ tạo lực tác động mạnh và thường xuyên lên răng sứ, khiến răng bị ê buốt vào mỗi buổi sáng và có thể gây nứt, vỡ răng sứ.

2. Cách khắc phục nếu răng bọc sứ bị đau

Trước những nguyên nhân có thể gặp phải làm cho răng bọc sứ bị đau, bạn cần nắm một số cách khắc phục sau để khống chế cơn đau:

- Chườm đá lạnh qua khăn mềm lên khu vực gần răng bị đau, lưu ý tránh chườm trực tiếp lên mão sứ vì có thể làm tăng cảm giác đau nhức.

- Súc miệng bằng nước muối để làm sạch khu vực quanh răng sứ. Bạn có thể tự pha dung dịch bằng cách cho 2 thìa muối tinh vào ly nước ấm, khuấy cho đến tan hết là có thể dùng được.

- Dùng thuốc giảm đau như Ibuprofen, Acetaminophen,... để giúp cải thiện tình trạng răng bọc sứ bị đau. Tuy nhiên, bạn nên uống thuốc theo lời khuyên của bác sĩ, tránh lạm dụng vì sẽ gây nhờn thuốc về lâu dài.

- Dùng hàm bảo vệ để giúp các răng đối diện không tác động trực tiếp lên răng sứ do thói quen nghiến răng.

- Đến cơ sở nha khoa để được hỗ trợ nếu vùng răng bọc sứ bị đau và không có dấu hiệu thuyên giảm. Nha sĩ sẽ nắn chỉnh lại răng sứ nếu xác định nguyên nhân do lệch khớp cắn hoặc kỹ thuật lắp mão răng không chuẩn. Mặt khác, nếu phát hiện chân răng đau nhức do bệnh lý thì cần được điều trị phần bệnh lý này trước khi bọc răng sứ mới.

Đến cơ sở nha khoa để được hỗ trợ nếu răng bọc sứ bị đau mà không thuyên giảm

Hy vọng thông tin từ bài viết trên đã giúp bạn biết được những nguyên nhân có thể gặp khiến răng bọc sứ bị đau cũng như cách khắc phục. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu kiểm tra răng bọc sứ bị đau hoặc muốn được tư vấn bọc răng sứ Zirconia, Orodent, Lava Esthetic, Cercon ht… hay bất kỳ dòng sứ nào khác, hãy liên hệ ngay với nha khoa thẩm mỹ Dentos để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm:

Nhìn dáng răng sang, đoán người Phú Quý

Một nụ cười thiết kế chuẩn nhân tướng không chỉ khiến gương mặt trẻ trung, mà còn đem đến may mắn và những điều viên mãn, phú quý về sau.

>> Xem ngay

Kinh Nghiệm Làm Đẹp
Kinh Nghiệm Làm Đẹp

Nhìn dáng răng sang, đoán người Phú Quý

Một nụ cười thiết kế chuẩn nhân tướng không chỉ khiến gương mặt trẻ trung, mà còn đem đến may mắn và những điều viên mãn, phú quý về sau.

>> Xem ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

[Trọn Gói 16 Răng Toàn Sứ Đức Chính Hãng]

Giảm 40% - Chỉ còn 24 triệu đồng

Thẻ bảo hành chính hãng + 5 năm bảo hành tại DENTOS

Bảo hành trọn đời sức khỏe nụ cười cho tất cả Khách hàng



X

x