Những trường hợp không nên bọc răng sứ bạn cần lưu ý
Trước nhu cầu phục hồi chức năng ăn nhai và cải thiện vẻ đẹp của nụ cười gia tăng, phương pháp bọc răng sứ trở thành lựa chọn phục hình thẩm mỹ ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Tuy vậy, kỹ thuật này được chỉ định cho những tình trạng răng cụ thể và không phải ai cũng thích hợp để bọc sứ.
Trong bài viết sau đây, nha khoa Dentos sẽ thông tin chi tiết đến bạn những trường hợp không nên bọc răng sứ mà bạn nên biết, từ đó tìm hiểu phương án hiệu quả hơn cho hàm răng của mình.
1. Về bọc răng sứ thẩm mỹ
Trước khi tìm hiểu những trường hợp không nên bọc răng sứ, hãy cùng Dentos nắm rõ định nghĩa về phương pháp phục hình này cũng như những trường hợp được khuyến khích nên bọc sứ.
1.1. Bọc răng sứ thẩm mỹ là gì?
Bọc răng sứ thẩm mỹ hiểu đơn giản là phương pháp sử dụng mão răng bằng sứ chụp lên phần cùi răng đã được mài chỉnh theo tỷ lệ được tính toán từ trước. Quá trình này thường mất khoảng 2 lần hẹn, cách nhau 3 - 5 ngày. Tùy theo tay nghề của nha sĩ cũng như hiện trạng răng của từng người mà thời gian bọc sứ có thể chênh lệch.
1.2. Nên bọc răng sứ trong trường hợp nào?
Bọc răng sứ thẩm mỹ giúp bạn khắc phục mọi khuyết điểm của răng về màu sắc, hình dáng, kích thước khi:
- Răng bị nhiễm màu nặng do bạn thường xuyên dùng thực phẩm có màu hoặc răng nhiễm màu kháng sinh.
- Răng sứt mẻ, hô, móm, khấp khểnh, xô lệch, mọc thưa…
Ngoài ra, bọc răng sứ thẩm mỹ còn đóng vai trò như một hàng rào bảo tồn chân răng sau khi đã điều trị tủy hoặc điều trị sâu răng, tránh khỏi nguy cơ viêm nhiễm thêm gây mất răng vĩnh viễn.
2. Những trường hợp không nên bọc răng sứ bạn cần lưu ý
Như Dentos đã đề cập, không phải ai cũng có thể bọc sứ vì trên thực tế, có những trường hợp không nên bọc răng sứ bạn cần biết để tránh lãng phí thời gian, chi phí mà hiệu quả lại không như mong đợi.
2.1. Răng xấu do cấu trúc xương hàm
Bọc răng sứ thẩm mỹ chỉ áp dụng cho răng hô, móm… do hình dáng răng, ngoài ra không thể can thiệp hay tác động đến xương hàm. Đối với trường hợp không nên bọc răng sứ này, bạn hãy đến Dentos để được tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp, điển hình như niềng răng hay phẫu thuật xương hàm.
2.2. Răng quá nhạy cảm
Quá trình bọc răng sứ buộc nha sĩ phải mài cùi răng để làm trụ cho mão sứ. Song, nếu bạn có răng quá nhạy cảm sẽ không thể tránh khỏi tình trạng ê buốt kéo dài. Ngoài ra, thao tác này còn có thể khiến răng yếu hơn và làm cho tình trạng răng nhạy cảm thêm nghiêm trọng.
2.3. Răng đang mắc các bệnh lý nặng
Răng sâu nghiêm trọng hoặc tủy răng bị hoại tử đều thuộc những trường hợp không nên bọc răng sứ. Vì lúc này, răng của bạn đã quá yếu, không thể chống đỡ được mão sứ. Bên cạnh đó, răng thuộc diện nhiễm trùng nặng sẽ làm ảnh hưởng đến khoảng sinh học, gây tiêu xương, tụt lợi… nên không đủ điều kiện để bọc răng sứ. Bạn cần được điều trị dứt điểm các bệnh lý này trước khi tiến hành phục hình.
2.4. Răng đã bị lung lay
Không như răng sữa, răng vĩnh viễn mất đi thì không thể mọc lại răng khác. Vậy nên khi chân răng lung lay là dấu hiệu cho thấy chiếc răng đó không sử dụng được nữa. Trong trường hợp này, bạn cần nhổ bỏ răng lung lay và trồng răng hoặc làm cầu răng sứ để lấp vào vùng mất răng.
2.5. Răng gãy vỡ chỉ còn chân răng
Răng bị gãy, vỡ hết cùi răng cũng là một trong những trường hợp không nên bọc răng sứ, bởi nha sĩ không có cơ sở để mài thêm cùi răng và chụp mão sứ lên. Lời khuyên cho bạn cũng là làm cầu răng sứ hoặc trồng răng implant.
2.6. Người mắc các bệnh mãn tính
Quy trình bọc sứ cần phải gây tê, mài cùi răng… Những thủ thuật này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, máu khó đông, động kinh…, khiến bệnh lý không những nặng hơn mà còn có thể đe dọa đến tính mạng.
2.7. Những trường hợp không nên bọc răng sứ đặc biệt khác
Một số trong những trường hợp không nên bọc răng sứ đặc biệt khác mà bạn cũng cần chú ý như:
- Phụ nữ có thai: Do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, việc tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi quyết định bọc răng sứ là vô cùng quan trọng.
- Trẻ em dưới 18 tuổi: Răng của trẻ em ở tầm tuổi 18 trở xuống vẫn còn yếu nên việc mài răng dễ ảnh hưởng đến tủy răng. Hơn nữa, cung hàm lúc này có thể chưa phát triển nên hiệu quả bọc sứ có thể không như mong đợi.
3. Nha khoa bọc răng sứ uy tín tại TP.HCM?
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được những thông tin hữu ích về những trường hợp không nên bọc răng sứ. Nếu bạn còn thêm bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được tư vấn quy trình bọc răng sứ DDBio, Orodent, Cercon ht… theo tình trạng răng miệng của mình, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi hoặc ghé thăm chi nhánh nha khoa thẩm mỹ Dentos gần nhất để được hỗ trợ. Với kinh nghiệm phục vụ hơn 30.000 khách hàng và kiến tạo trên 8.000 nụ cười tỏa nắng mỗi năm, nha khoa Dentos sẽ khiến bạn hài lòng cả về chi phí lẫn chất lượng!
Xem thêm: